Thứ Tư, 25 tháng 4, 2018

Cách giúp H&M bán được chỗ hàng tồn kho 4,3 tỷ USD

Cách giúp H&M bán được chỗ hàng tồn kho 4,3 tỷ USDThời đại công nghệ không thể không dùng công nghệ, nếu không thì sẽ rất lạc hậu. Mà dùng công nghệ cũng chẳng dễ dàng gì. H&M muốn bán hàng tồn kho phải gia nhập thị trường online.
HM có 4.700 cửa hàng trên toàn thế giới và còn đang phát triển thêm chuỗi cửa hàng nữa nhưng lợi nhuận giảm, hàng tồn kho nhiều. Nếu như họ tham gia làm hệ thống online thì hàng tồn kho sẽ giảm. Nhưng thực tế họ không thích thay đổi, họ chậm tiến và thích thụt lùi – không thay đổi không theo kịp công nghệ dễ chết lắm.
Thực tế tham gia kinh doanh online thúc đẩy bán hàng cực tốt, rất tốt nhưng nó cũng đốt nhiều tiền của mà không mang lại lợi nhuận. Nó là con dao 2 lưỡi dành cho tất cả mọi người tham gia online. Online đốt tiền nên anh nào nhiều vốn thì thắng.
Ngày nay, quảng cáo truyền hình gần như không còn là lựa chọn hàng đầu nữa bởi chi phí của nó cực đắt, tính theo giây. Tương tự quảng cáo truyền hình, báo giấy hay báo mạng cũng không là lựa chọn hàng đầu bởi chi phí của nó cũng đắt mà giới hạn khá nhiều về đối tượng tiếp cận (bạn cứ xin báo giá của báo mạng đi sẽ thấy, họ báo giá từng chuyên mục ấy, đắt lắm). Online chi phí rẻ hơn mà tiếp cận được lượng khách hàng khổ lồ.

Cách giúp H&M bán được chỗ hàng tồn kho 4,3 tỷ USD
Cách giúp H&M bán được chỗ hàng tồn kho 4,3 tỷ USD

Hôm rồi Hương có đọc báo thấy H&M đang có hàng tồn kho 4,3 tỷ USD mặc dù có 4.700 cửa hàng trên toàn thế giới + 220 cửa hàng đang mở mới. Dưới đây là ý kiến chính của Hương trong chiến thuật kinh doanh để thúc đẩy bán hàng tồn kho của H&M. Với ý chính này, khi triển khai nó còn có sẽ cần có bản kế hoạch chi tiết cụ thể mà Hương không đủ số liệu cụ thể nên không đi sâu đi chi tiết.
Với lượng hàng tồn đọng 4,3 tỷ hàng hóa. Cách tốt nhất H&M cần làm là.
1. Vẫn phải đưa ra sản phẩm mới nhưng phải theo xu thế người dùng. Tùy từng nước nên văn hóa khác nhau xu hướng mục đích của họ khác. Vậy nên H&M cần nghiên cứu kỹ thị trường từng nước mà đưa ra sản phẩm phù hợp. Đừng chỉ dựa vào quan điểm cá nhân hoặc nghĩ mình có thương hiệu H&M rồi, cho ra sản phẩm gì người tiêu dùng cũng đón nhận – bỏ ngay ý nghĩ đó đi. Bây giờ là xu thế, phải theo xu thế. H&M cũng cần chú trọng độ tuổi khách hàng của mình mà thiết kế, mỗi độ tuổi nhu cầu suy nghĩ của ho khác nhau,.
Chẳng thế mà Parkson tại Việt Nam đóng tận 4 cửa hàng (tính tới hôm nay Hương đọc báo là ngày 8/4/2018), nó không đáp ứng được xu hướng của người Việt. Đừng vì cái tên Parkson đã có thương hiệu mà cho rằng bán gì cũng được, nhập gia tùy tục, xuất giá tòng phu.
Tìm hiểu văn hóa sẽ nhận ra xu hướng phong cách của từng vùng miền từng đất nước mà đưa ra thiết kế phù hợp, còn chỉ dựa vào thương hiệu đã được xây dựng thành công ở đất nước họ thì không có nghĩa nó sẽ thành công tại đất nước khác. Chẳng thế mà Go Jek đối thủ gọi xe của Grab chuẩn bị tiến vào Đông Nam Á nên tìm hiểu theo hướng này, bạn quan tâm có thể xem Chẳng có gì khó, cũng chẳng có gì dễ, quyết tâm là được: Ứng dụng gọi xe Go-Jek thành tỷ đô như thế đó
2. Làm sản phẩm mới để cho 4.700 cửa hàng kia có sức sống, có nhu cầu, để kéo khách hàng của mình. Tốt nhất sản xuất được sản phẩm đáp ứng được trends (trends theo chu kỳ theo mùa là tốt nhất), bí quá dù 1 sản phẩm cũng được. Nó kích cầu cực tốt.
3. Làm sao hoặc làm cách nào thì làm, phải tìm được sự kết nối sản phẩm tồn kho với nhau hoặc sản phẩm mới sẽ tốt đẹp hơn khi có sản phẩm cũ (sản phẩm ế) bổ trợ nó, có thể nói đây là cách bán chéo sản phẩm hoặc nói là kích thích thị hiếu nhu cầu của người dùng.
4. Mỗi đất nước sẽ có những con người tuổi trẻ ảnh hưởng tới giới trẻ, không nhất thiết phải là fashion thời trang hoặc blogger thời trang, hay hoa hậu người mẫu,… Chỉ cần tìm hiểu kỹ sẽ tìm ra được những con người phù hợp với độ tuổi khách hàng của H&M ở đất nước đó để làm đại diện cho thương hiệu, tất nhiên người này phải có lượng follow cao, có ảnh hưởng tới đối tượng khách của H&M. Blogger thời trang thì nên dạy người theo dõi họ cách phối đồ của H&M, cả cũ và mới. Còn người đại diện thì họ lại mặc cách khác để thu hút được người dùng.
Cái này Hương chú trọng phần thị hiếu ngách. Thường các đơn vị lớn giờ chỉ có công ty tổng mẹ phát triển thương hiệu nên họ mặc định các công ty con, các cửa hàng trên thế giới có tiếng tăm của thương hiệu rồi nên không chú trọng ngách.
5. Về thương mại điện tử, H&M ngoài website bán hàng, cần chú trọng tới trang mạng xã hội. Với Việt Nam của tôi thì mạng xã hội đông đảo người dùng là facebook, google, youtube, zalo và instargram đang có lượng người dùng tăng dần. H&M cần xem đất nước bạn bán hàng mạng xã hội nào thông dụng thì bạn sử dụng để quảng cáo bán hàng và nó cũng giúp xây dựng thêm thương hiệu cho H&M.
Thực tế quảng cáo online khá đốt tiền, người quảng cáo định hướng đúng đối tượng thì chi phí sẽ rẻ và bán hàng cực khủng. Cần người giỏi để xử lý
6. HM nên thuê đội ngũ làm media để nghĩ ra những video dạng dạng giải trí hoặc gì gì đó tùy theo xu hướng xem video từng nước mà làm video, những video đó để quảng cáo cho H&M. Nên nhớ, đừng quay dạng trailer phim, ở đây cần làm series video, mỗi video sẽ có những nội dung gắn liền với trang phục của H&M.
Hình thức quảng cáo hiện nay đa phần là dạng video giới thiệu sản phẩm kiểu này, khá hiệu quả. Cần người giỏi có ý tưởng tốt.
Nói thật Hương không phải fan của H&M, nên việc H&M có video quảng cáo dạng này chưa thì Hương không biết. Hương chỉ biết rằng xu thế marketing hiện nay là video dạng này.
7. Nếu có thể, cái này là tốt nhất. Trên website hoặc mạng xã hội, hãy cho người dùng nhìn tới độ thật nhất của sản phẩm, chụp ảnh cận cảnh, cho người mẫu mặc vào và quay video về bộ quần áo đó. Video này up lên youtube rồi lấy mã nhúng đưa lên website, 1 mục tiêu nhắm 2 đích. Video này tách biệt với đội media kia (nhằm mục đích để ý tưởng của đội media kia không bị ảnh hưởng khi sản xuất video)
Chú ý, khách nhìn độ thật nhất của sản phẩm không phải nghi ngờ chất lượng của H&M, mà Hương muốn kích thích con mắt của khách hàng về sản phẩm.
8. H&M trên mỗi nước sẽ có 1 website riêng tốt hơn. Bởi phong tục tập quán, xu thế nhu cầu khác nhau nên người mẫu mặc đồ khác nhau phù hợp với văn hóa của họ là sẽ bán được hàng.
Cái này tuy tốn chi phí nhưng tiếp cận rất gần với người tiêu dùng.
8.1 Mỗi 1 website sẽ có subdomain. H&M có thể làm subdomain để tạo nhiều website, nhưng hệ thống data sẽ code sao cho những đơn hàng trên website ở trong hệ thống từng vùng miền. Phần xử lý đơn hàng không cần 1 website là 1 hệ thống xử lý, chỉ cần khu vực châu á có 1 nhóm xử lý chạy quảng cáo, 1 nhóm xử lý đơn hàng khu vự châu á,..(Kiểu nhiều nguồn thu về 1 đầu mối để không tốn nhân công quá nhiều).
H&M nên nhớ cần móc lối các đơn vị ở những khu vực văn hóa gần tương đồng để sử dụng chung phần media/ video.
9. Những cách trên chỉ là định hướng cho online, để kích thích tiêu dùng, để H&M bán hết hàng tồn kho, tăng thương hiệu và thích ứng với thị trường hiện nay… Ngoài ra còn có nhiều chiêu thức kinh doanh khác H&M thúc đẩy song song để đẩy mạnh, chẳng hạn bán hàng giảm giá, combo, tặng free,..Về bán hàng, các bạn có thể muốn đọc Chiến thuật về bán Ế: Ế có kế hoạch

0 nhận xét:

Đăng nhận xét